Vùng nói tiếng Đức ở Trung Âu đầu thế kỷ XIX Thống_nhất_nước_Đức

Xem thêm thông tin: Đế quốc La Mã Thần thánh
Huy hiệu Liên minh các quốc gia Đức, còn được gọi Deutscher Bund

Trước năm 1806, vùng nói tiếng Đức ở Trung Âu bao gồm hơn 300 thực thể chính trị, hầu hết trong số đó là một phần của Đế quốc La Mã Thần thánh hoặc triều đại nhà Habsburg cha truyền con nối nới rộng. Chúng dao động về kích thước từ vùng lãnh thổ nhỏ và phức tạp của các ông hoàng thuộc các chi nhánh nhà Hohenlohe, tới các vùng lãnh thổ lớn, được xác định rõ ràng như các vương quốc của Bayern và Phổ. Việc quản trị chúng cũng khác nhau: Từ các thành phố đế quốc tự do, có các kích cỡ khác nhau, chẳng hạn như thành phố Augsburg hùng mạnh và nhỏ xíu như Weil der Stadt; các vùng lãnh thổ của giáo hội, cũng khác biệt về kích thước và ảnh hưởng, chẳng hạn như Tu viện Reichenau giàu có và tổng giáo phận của Köln có thế lực; và các tiểu quốc như Württemberg. Những vùng đất này (hoặc một phần của chúng - cả những lãnh thổ Habsburg và Hohenzollern Phổ cũng bao gồm các vùng lãnh thổ ngoài các cấu trúc Đế quốc) lập thành lãnh thổ của Đế quốc La Mã Thần thánh, mà có lúc bao gồm hơn 1.000 thực thể. Từ thế kỷ XV, với một vài ngoại lệ, các tuyển hầu tước của Đế quốc đã chọn người đứng đầu kế tiếp của nhà Habsburg để giữ danh hiệu của Hoàng đế La Mã Thần thánh. Trong số các quốc gia nói tiếng Đức, các cơ chế hành chính và pháp lý của Đế quốc La Mã Thần thánh cung cấp một địa điểm để giải quyết các tranh chấp giữa nông dân và địa chủ, giữa các vùng, và trong phạm vi một thực thể. Thông qua việc tổ chức các nhóm đế quốc, nhóm của các quốc gia hợp nhất nguồn lực và phát huy lợi ích của khu vực, bao gồm cả hợp tác kinh tế và phòng vệ quân sự.[3]

Chiến tranh Liên minh thứ hai (1799–1802) dẫn đến sự thất bại của các lực lượng đế quốc và đồng minh bởi Napoleon Bonaparte. Những điều ước của Luneville (1801) và Amiens (1802) và sư thay đổi cơ cấu lãnh thổ các nước Đức 1803, chuyển giao phần lớn đất đai của Thánh chế La Mã đến các tiểu quốc và vùng lãnh thổ của giáo hội bị thế tục hóa. Hầu hết các thành phố đế quốc biến mất khỏi bối cảnh chính trị và pháp lý, và dân chúng sống trong những vùng lãnh thổ này quay ra trung thành với các công tước và vua chúa. Việc chuyển giao này đặc biệt mở rộng các vùng lãnh thổ của vương quốc Württemberg và đại công quốc Baden. Năm 1806, sau một cuộc xâm lược của Phổ và sự thất bại chung của Phổ và Nga tại trận Jena-Auerstedt, Napoleon bức chế Hiệp ước Pressburg, trong đó Hoàng đế giải tán Đế quốc La Mã Thần thánh.[4]

Chủ nghĩa quốc gia Đức vực dậy dưới sự thống trị của Napoleon

Xem thêm thông tin: French period

Dưới thời bá quyền của Đế quốc Pháp (1804-1814), chủ nghĩa dân tộc Đức phổ thông phát triển mạnh ở các bang Đức tái tổ chức. Một phần do kinh nghiệm chia sẻ, mặc dù dưới sự thống trị của Pháp, các luận cứ khác nhau xuất hiện để xác định "Đức" là một nhà nước duy nhất. Đối với nhà triết học người Đức Johann Gottlieb Fichte,

Các ranh giới đầu tiên, ban đầu, và thật sự tự nhiên của các quốc gia là ngoài nghi ngờ ranh giới nội bộ của họ. Những người nói cùng một ngôn ngữ liên kết với nhau bởi vô số quan hệ vô hình bởi bản chất tự nhiên, rất lâu trước khi bất kỳ nghệ thuật nào của con người bắt đầu; họ hiểu nhau và có sức mạnh tiếp tục để làm cho chính họ hiểu nhau hơn và rõ ràng hơn; họ thuộc về nhau và về bản chất là một toàn thể không tách rời được.[5]

Một ngôn ngữ chung có thể được dùng coi như là cơ sở của một quốc gia, nhưng những nhà sử học đương thời của thế kỷ XIX Đức cho biết, phải cần nhiều hơn là chỉ tương đồng về ngôn ngữ để có thể thống nhất vài trăm chính thể.[6] Kinh nghiệm của những người Trung Âu nói tiếng Đức trong những năm bá quyền của Pháp đóng góp tạo ra một ước muốn chung đánh đuổi những kẻ xâm lược Pháp và dành lại quyền kiểm soát vùng đất của riêng họ. Tình trạng khẩn cấp của chiến dịch của Napoleon ở Ba Lan (1806-1807), bán đảo Iberia, miền tây nước Đức, và tai hại của cuộc xâm lược của Napoleon ở Nga vào năm 1812 làm vỡ mộng nhiều người Đức, hoàng tử cũng như nông dân đều như nhau. Hệ thống phong tỏa Lục địa của Napoleon hủy hoại hầu như cả nền kinh tế Trung Âu. Cuộc xâm lược của Nga bao gồm gần 125.000 quân từ đất Đức, và sự mất mát của lực lượng quân đội đó khuyến khích nhiều người Đức, có địa vị hèn kém hay cao sang, hình dung một Trung Âu không bị lệ thuộc bởi Napoleon.[7] Việc tạo ra các lực lượng sinh viên vũ trang như Lützow Free Corps minh họa xu hướng này.[8]

Sự thất bại ở Nga nới lỏng sự kìm kẹp của Pháp lên các công tước của Đức. Năm 1813, Napoleon ban ra một chiến dịch ở các nước Đức để đưa chúng trở lại quỹ đạo của Pháp; đưa đến Chiến tranh Liên minh thứ sáu đỉnh cao là Trận Leipzig, còn được gọi là Trận Liên Quốc gia. Trong tháng 10 năm 1813, hơn 500.000 chiến binh tham gia vào cuộc chiến đấu dữ dội trong vòng ba ngày, khiến nó trở thành cuộc chiến trên đất liền lớn nhất châu Âu của thế kỷ XIX. Cuộc đụng độ dẫn đến một chiến thắng quyết định cho liên minh của Áo, Phổ, Nga, Sachsen, và Thụy Điển, và nó đã kết thúc quyền lực của Pháp ở phía đông sông Rhein. Thành công khuyến khích các lực lượng liên minh đuổi theo Napoleon qua sông Rhein; quân đội và chính phủ của ông bị sụp đổ, và Liên minh chiến thắng giam giữ Napoleon ở đảo Elba. Trong thời gian phục hồi ngắn của Napoleon được gọi là Triều đại Một trăm ngày vào năm 1815, các lực lượng của Liên minh thứ bảy, bao gồm cả một đội quân Anglo-Đồng Minh dưới sự chỉ huy của Công tước Wellington và quân đội Phổ dưới sự chỉ huy của Gebhard von Blücher, chiến thắng ở Trận Waterloo (ngày 18 tháng 6 năm 1815).[9] Vai trò quan trọng của quân đội Blücher, đặc biệt là sau khi phải rút lui khỏi khu vực tại Ligny ngày hôm trước, giúp đảo ngược tình hình cuộc chiến đấu chống Pháp. Các kỵ binh Phổ rượt đuổi người Pháp bị đánh bại vào tối ngày 18 tháng 6, đánh dấu chiến thắng của liên minh. Từ quan điểm của Đức, các hành động của quân đội Blücher tại Waterloo, và các nỗ lực phối hợp tại Leipzig, tập hợp lại tạo thành niềm tự hào và phấn khởi.[10] Lối giải thích này đã trở thành lý giải chính cho các huyền thoại Borussia được giảng giải bởi các nhà sử học quốc gia thân Phổ sau này trong thế kỷ XIX.[11]

Tổ chức lại Trung Âu và sự cạnh tranh Áo-Phổ ở Đức

Xem thêm thông tin: Đại hội Viên
Bản đồ của Đế quốc La Mã Thần thánh 1789. Nổi bật là đế quốc Habsburg (cam) và Vương quốc Phổ (xanh), bên cạnh một số lớn các tiểu quốc (Nhiều nước quá nhỏ để có thể thấy trên bản đồ)

Sau khi Napoleon bị đánh bại, Hội nghị Viên thành lập một hệ thống chính trị-ngoại giao mới của châu Âu dựa trên cân bằng quyền lực. Hệ thống này tổ chức châu Âu lại theo khu vực ảnh hưởng, mà trong một số trường hợp, đàn áp những khát vọng của các dân tộc khác nhau, bao gồm cả người Đức và Ý.[12] Nói chung, một nước Phổ mở rộng và 38 tiểu quốc khác hợp nhất từ các vùng lãnh thổ từ năm 1803 thuộc vùng ảnh hưởng Đế quốc Áo. Đại hội thành lập một Liên minh các quốc gia Đức lỏng lẻo (1815-1866), đứng đầu là Áo, với một "quốc hội liên bang" (Bundesversammlung, một hội đồng các nhà lãnh đạo được bổ nhiệm) mà gặp nhau tại thành phố Frankfurt am Main. Công nhận vị trí của đế quốc truyền thống được giữ bởi các nhà Habsburg, các hoàng đế của nước Áo đã trở thành Chủ tịch trên danh nghĩa của quốc hội này. Vấn đề rắc rối là, sự thống trị Áo được xây dựng không đếm xỉa đến sự nổi dậy từ thế kỷ thứ XVIII của Phổ trong nền chính trị đế quốc. Mặc dù tuyển hầu tước Brandenburg mới chỉ phong mình làm vua ở nước Phổ vào đầu thế kỷ đó, các lãnh thổ của họ đã tăng đều qua chiến tranh và thừa kế.